Những người từng xuất hiện hay những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của chúng ta, chúng đến và đi chính là do nhân duyên. Hôm nay, hãy cùng Ngaydep.com suy ngẫm về mối nhân duyên trong cuộc sống – sự lý giải cho những mối quan hệ hay những sự kiện, hành động xảy đến trong cuộc đời của mỗi người.
Có nhiều người trong chúng ta mong muốn một mối nhân duyên đến với mình nhưng khi hết duyên rồi ta lại ngậm ngùi vì vẫn còn nhiều nuối tiếc. Nhưng phải làm sao giờ, khi nhân duyên đến và đi đều đã được an bài.
Chúng ta hiểu rằng mọi sự là tùy duyên. Ta không nên đặt quá nhiều mong ước niềm tin mà khiến tâm can day dứt khi duyên đã đi. Hãy cứ thanh thản bởi duyên đến hay đi đều là phúc của con người. Hơn gì hết, chúng ta cần dùng tấm lòng, tâm can để cảm nhận và thấu hiểu những mối nhân duyên của mình. Dưới đây là câu chuyện ý nghĩa về mối nhân duyên, hãy cùng Ngaydep.com dành chút thời gian suy nghẫm và chiêm nghiệm nhé!
Nhân duyên đến duyên đi đều là hạnh phúc trong đười người.
Chùa Thiện Quốc ngụ tại Long Sơn có hai vị hòa thượng tên là Ngộ Không và Ngộ Liễu. Ngày xưa, hai người họ mỗi ngày đều ra ngoài hóa duyên tuy nhiên về sau chỉ có Ngộ Không thường xuyên đi mà thôi. Sự thật là, Ngộ Liễu phát hiện duyên dưới núi rất dễ hóa bởi vậy nên cứ xuống dưới núi đi đi lại lại vài vòng thì có thể hóa rất nhiều duyên. Ngộ Liễu đem số tiền mà mình kiếm được được đi mua gạo, mì, và tất cả những thứ cần thiết trong cuộc sống và sau đó tích trữ lại, thời gian rảnh rỗi thì ông ngủ nướng trong chùa. Ngộ Không liền khuyên Ngộ Liễu chớ nên lãng phí thời gian và nên đi ra ngoài để có thể hóa duyên.
Ngộ Liễu nghe xong không khỏi buồn bực trong lòng và cho rằng người xuất gia không nên tham lam. Ngần ý lương thực mà ông kiếm được như vậy là được rồi.
Ngộ Không hỏi Ngộ Liễu ngần ý năm đi hóa duyên mà ông chưa nhận ra ý nghĩa của việc hóa duyên sao.
Ngộ Liễu nghe xong liền ngay lập tức châm biếm Ngộ Không, nói: “Huynh cứ trời vừa hừng sáng là đã ra ngoài, đến khi trời tối mịt mới chịu trở về, nhưng đệ thấy huynh đi tay không mà khi về cũng tay không, xin hỏi duyên huynh hóa được ở đâu vậy huynh?”.
Ngộ Không nói: “Duyên mà huynh xin được chính là ở trong tâm. Duyên từ tâm đến, và hiển nhiên duyên cũng sẽ từ tâm mà đi”.
Ngộ Liễu nghe xong không hiểu gì cả.
Về sau, tài vật mà Ngộ Liễu xin được cũng ngày một ít dần. Điều này làm Ngộ Liễu rất buồn. Trong khi đó Ngộ Không vẫn ngày đi tối về và không mang gì cả, tuy nhiên trên miệng vẫn nở một nụ cười tươi rói.
Ngộ Liễu muốn châm biếm sư huynh nên bèn nói: “Sư huynh hôm nay thu hoạch được những gì vậy?”.
Ngộ Không: “Huynh thu hoạch được rất nhiều thứ”.
Ngộ Liễu : Ở đâu vậy huynh?”.
Ngộ Không nói: Chính là ở trong nhân gian và ở trong lòng người”.
Ngộ Liễu quyết định ngày hôm sau sẽ đi cùng Ngộ Không.
Ngày hôm sau, Ngộ Liễu đi cùng Ngộ Không để hóa duyên, Ngộ Liễu lại lấy ra cái túi vải mà anh luôn dùng mỗi khi đi hóa duyên dưới chân núi.
Ngộ Không ngăn lại: “Sư đệ, đệ hãy cất cái túi đó đi”.
Ngộ Liễu hỏi: “Tại sao phải cất vậy huynh?”.
Ngộ Không: “Trong cái túi này của đệ chứa đầy những tư dục và tham lam, nếu đệ đem ra ngoài, thì hóa không được duyên tốt nhất đâu đệ ạ”.
Ngộ Liễu nói: “Thế ta dùng gì để đựng những thứ hóa được?”
Ngộ Không nói: “Lòng người có thể bao dung tất cả”.
Cứ như vậy, Ngộ Không và Ngộ Liễu cùng nhau lên đường đi hóa duyên. Ngộ Liễu mỗi khi đến một nơi cùng Ngộ Không, liền sẽ có rất nhiều người nhận ra Ngộ Không mà chưa kịp chào hỏi. Họ chủ động mang vật bố thí cho Ngộ Không
Ngộ Liễu nghĩ trong lòng: “Không mang túi để xem lát huynh đựng những đồ hóa duyên ở đâu”.
Họ tiếp tục tiến về phía trước, duyên mà họ hóa được mỗi lúc một nhiều hơn. Ngộ Liễu nhìn thấy hôm nay thu hoạch không ít và trong lòng của ông dào dạt nhiều niềm vui. Vừa đúng lúc này thì có một ông nông phu đi đến, trong lòng ôm một đứa bé, họ vừa đi vừa khóc. Thì ra đứa con của nông phu bị bệnh khá là nặng, ông không kiếm đâu ra tiền để có thể khám bệnh cho con.
Ngộ Không đi ngang qua liền đem toàn bộ những tài vật mà ông xin được cho hết cả người nông phu. Họ tiếp tục đi về phía trước, ngoài được no ấm ra, họ trên đường xin được gì thì liền xả thí, xả thí rồi lại xin của mọi người.
Ngộ Không hỏi Ngộ Liễu suy nghĩ xem ra ngoài mình xin được những gì
Ngộ Liễu liền cười ngượng nghịu.
Ngộ Không nói: “Sư đệ chỉ biết đến cái phúc khi duyên đến, mà không quan tâm đến cái phúc khi duyên phải đi. Nhìn giữa trời đất này thì vạn vật của tự nhiên tại sao lại đẹp như vậy! Vạn vật trong trời đất đều đang tuân theo quy luật tuần hoàn. Những người chỉ biết cái phúc khi đến thì đó chỉ là niềm vui hời hợt nhất thời, để thời gian lâu rồi thì chẳng khác gì một hồ nước đã bị chết. Sự khác biệt giữa hai ta chính là ở điểm: Đệ đem những thứ xin được bỏ vào trong cái túi chứa đầy những dục vọng và sự tham lam, còn huynh thì sẽ đem những gì xin được bỏ vào trong lòng người, để có thể tích thiện lương, từ bi cứ thế tuần hoàn ở trong nhân gian và trong lòng mỗi một con người”.
Thái độ của con người đối với những mối nhân duyên trong cuộc sống sẽ quyết định lớn đến cuộc sống và tâm lý của họ. Thanh thản chấp nhận duyên đi và chờ đón những mối duyên mới sẽ giúp con người thoát khỏi nhiều vướng bận trong cuộc sống bộn bề.
Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi. Để tìm đọc thêm những nội dung tương tự, mời bạn đọc truy cập chuyên đề Phật Pháp tại đây.